Sơn công nghiệp (Industrial Coating) là những loại sơn bảo vệ các lớp bề mặt vật liệu có thể đảm bảo tiêu chuẩn chống chịu cao trong công nghiệp do ảnh hưởng của nhiệt độ, hóa chất, ăn mòn… Môi trường công nghiệp không chỉ gói gọn trong bề mặt sàn nhà xưởng công nghiệp, khu chế xuất, cầu đường mà còn có các loại bề mặt khác như bề mặt kim loại, gỗ, kết cấu công trình, các bề mặt chịu nhiệt, chống cháy…

Với mỗi bề mặt có chất liệu khác nhau thì sử dụng một loại sơn công nghiệp chuyên dụng phù hợp với loại vật liệu đó. Các loại sơn công nghiệp có đặc tính quan trọng nhất là chống ăn mòn, tăng tuổi thọ và bảo vệ tối ưu các kết cấu vật liệu, công trình công nghiệp.

Với những yêu cầu khắt khe về tính bảo vệ và sự phát triển của nhiều loại vật liệu mới như hiện nay thì các loại sơn công nghiệp luôn được cải tiến không ngừng nghỉ theo thời gian. Mục đích là đem đến các sản phẩm có thể đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của công trình công nghiệp và kiến trúc, đảm bảo khả năng bảo vệ cực cao khỏi môi trường khắc nghiệt.

Sơn công nghiệp được dùng ở đa dạng lĩnh vực như:

  • Sơn công nghiệp được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như sản xuất đồ gỗ (nhiều loại gỗ công nghiệp như acrylic, gỗ MDF đều được phủ sơn công nghiệp), ô tô, đóng tàu, hàng không vũ trụ… Đây là các lĩnh vực có nhiều bề mặt yêu cầu tính thẩm mĩ về màu sắc nhưng không thể dùng sơn thường để sơn trực tiếp lên được, vì sơn thường sẽ không chịu được áp lực làm việc ở môi trường có nhiều biến đổi. Vì vậy mà các loại sơn công nghiệp khác nhau sẽ được dùng để bảo vệ bề mặt của các tấm gỗ, ô tô, tàu thuyền… trong môi trường làm việc khắc nghiệt để có thể bảo vệ bề mặt đến kết cấu của các vật liệu đó.
  • Sơn công nghiệp cũng được dùng cho những công trình ngoài trời, chịu độ ăn mòn cao như cầu, giàn khoan dầu… Đây là những công trình chịu tác động trực tiếp từ các hiện tượng thời tiết và tác động của con người nên các bề mặt cần được bảo vệ một cách chắc chắn. Bề mặt được bảo vệ thì kết cấu mới được bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho công trình.
  • Sơn được sử dụng để sơn bề mặt bê tông: Với những công trình đòi hỏi sức chịu bền cao thì các kết cấu thép được phủ lớp sơn công nghiệp để đề phòng xảy ra hiện tượng thép bị ăn mòn, ngập nước… Còn với bê tông thì sẽ được bảo vệ trước hiện tượng ngập nước tránh xảy ra phản ứng kiềm hóa gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Ngoài ra với các sàn công nghiệp khu chế xuất, nhà máy… thì sơn công nghiệp còn giúp bảo vệ bề mặt khỏi hóa chất. Đối với bề mặt sàn thường sử dụng sơn epoxy
  • Sơn bảo vệ kết cấu công trình: không chỉ là bảo vệ bề mặt, sơn công nghiệp còn giúp tăng cường bảo vệ kết cấu công trình với những tính năng vượt trội. Với màng sơn dẻo, khả năng bám dính lên bề mặt rất cao sẽ bảo vệ bề mặt chống tạo sự tác động tự môi trường bên ngoài đồng thời kết cấu bên trong được đảm bảo vững chắc, tăng thời gian sử dụng và bền đẹp của công trình.

Trên đây là một vài lĩnh vực sử dụng sơn công nghiệp phổ biến hiện nay và còn rất nhiều ứng dụng khác chủ yếu là để bảo vệ lớp vật liệu bên trong khỏi những điều kiện môi trường đặc biệt hoặc khắc nghiệt khác.

 

Liên hệ